1. Phá sản là gì?
Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 định nghĩa về phá sản như sau:
"2. Phá sản là
tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án
nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản."
Như vậy, để được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng
thời cả 02 điều kiện sau:
- Mất khả năng thanh toán;
- Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03
tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
2. Quyết định mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp
mất khả năng thanh toán hiện hành có các nội dung chủ yếu nào?
Quyết định mở
thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hiện hành có các nội
dung chủ yếu khoản 4 Điều 42 Luật Phá sản 2014 như
sau:
“Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 30
ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết
định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của
Luật này.
2. Thẩm phán ra quyết định
mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
3. Trường hợp cần thiết,
trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp
với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp
hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản,
cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Quyết định mở thủ tục
phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên của Tòa án nhân
dân; họ và tên Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản;
c) Ngày và số thụ lý
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ của doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
đ) Thời gian, địa điểm
khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo.
5. Tòa án nhân dân ra
quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trong trường hợp này,
người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá
sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ
về tài sản đã bị tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 của Luật này được tiếp
tục giải quyết.
6. Quyết định mở hoặc
không mở thủ tục phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.”
Như
vậy, theo quy định trên thì quyết định mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất
khả năng thanh toán hiện hành có các nội dung chủ yếu sau:
- Ngày, tháng,
năm;
- Tên của Tòa án
nhân dân; họ và tên Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản;
- Ngày và số thụ
lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu;
- Tên, địa chỉ
của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
- Thời gian, địa
điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo.
Quyết định mở
thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải được gửi cho ai,
thì theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Phá sản 2014 như
sau:
“Thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục
phá sản
1. Quyết định mở thủ tục
phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp
tác xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan
thi hành án dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp,
hợp tác xã có trụ sở chính và đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc
gia, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và 02 số báo địa phương liên tiếp
nơi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trụ sở chính.
2. Quyết định không mở
thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp,
hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
3. Thời hạn gửi và
thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản là 03 ngày làm việc kể từ
ngày Tòa án nhân dân ra quyết định.”
Như
vậy, theo quy định trên thì quyết định mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp
mất khả năng thanh toán phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác
xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan
thi hành án dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp,
hợp tác xã có trụ sở chính và đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc
gia, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và 02 số báo địa phương liên
tiếp nơi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trụ sở chính.
3. Thủ tục phá sản
Thủ tục phá sản doanh nghiệp quy định trong Luật Phá sản 2014 diễn ra gồm
các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản
Bước 2: Tòa án xem
xét, thụ lý yêu cầu
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu
đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.
Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa
án trả lại đơn.
Bước 3: Tòa án thụ
lý đơn
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên
lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.
Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường
hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).
Bước 4: Mở thủ tục
phá sản
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến
những người liên quan.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa
án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố
giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng...
Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách
người mắc nợ…
Bước 5: Hội nghị chủ
nợ
Hội nghị chủ nợ là cuộc họp của các chủ nợ được triệu tập trong thủ tục
giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp để thảo luận thông qua phương
án hòa giải, giải pháp tổ chức lại hoạt động doanh nghiệp hoặc kiến nghị
về phương án phân chia tài sản khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản
Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết
thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau
việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ
trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ,
trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 105
của Luật phá sản.
Bước 6: Ra quyết
định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh
nghiệp phá sản.
Bước 7: Thi hành
tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
- Thanh lý tài sản phá sản;
- Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các
đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
4. Hậu quả pháp lý
của việc tuyên bố doanh nghiệp phá sản
Nghĩa vụ về tài sản
sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Điều 110 Luật Phá sản 2014 quy định về Nghĩa vụ về tài sản sau khi có
quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản như sau:
Cấm đảm nhiệm chức
vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản
Điều 130 Luật phá sản quy định:
Copyright © 2019 OPIC LAW All Right Reserved
Những điểm mới trong luật tạm giữ, tạm giam
Tháng Ba 22, 2019