Skip to main content

Chủ doanh nghiệp cần phải làm gì khi bị nợ hoặc chậm thanh toán


Trong hoạt kinh doanh, việc nợ, chậm thanh toán là điều không thể tránh khỏi. Vậy chủ doanh nghiệp cần phải làm gì khi bị nợ hoặc chậm thanh toán. Có những biện pháp bảo đảm, biện pháp phòng ngừa nào trong tương lai?

1. Kiểm tra lại hợp đồng, thỏa thuận

  • Xác định quy định về thanh toán: Thời hạn, phương thức thanh toán, các điều khoản phạt chậm thanh toán (nếu có).
  • Kiểm tra điều khoản bồi thường, lãi suất trả chậm: Nếu hợp đồng đã quy định, phải yêu cầu bên nợ thực hiện đúng cam kết.
  • Điều kiện áp dụng: Đảm bảo bên nợ đã đến hạn thanh toán nhưng chưa thực hiện đầy đủ.

2. Liên hệ, đàm phán trực tiếp với bên nợ

  • Nhắc nhở và yêu cầu thanh toán: Thông qua email, điện thoại, thư thông báo chính thức.
  • Thỏa thuận lại kế hoạch trả nợ: Có thể điều chỉnh thời hạn thanh toán, chia nhỏ khoản nợ (trả góp), hoặc giảm lãi chậm trả để tạo điều kiện cho bên nợ có khả năng thanh toán; Nếu quá thời hạn thì sẽ áp dụng lãi suất quá hạn; đồng thời vẫn giữ thiện chí hợp tác;
  • Giữ thiện chí, tránh gây căng thẳng không cần thiết: Tìm hướng giải quyết phù hợp, tránh đẩy bên nợ vào tình trạng không thể chi trả.
  • Xác định lý do chậm trả: Để đưa ra hướng giải quyết phù hợp (giảm lãi, gia hạn thêm…).

3. Trực tiếp gửi thông báo yêu cầu thanh toán chính thức (công văn, văn bản) hoặc ủy quyền cho Công ty Luật/Văn phòng luật sư gửi văn bản/thông báo yêu cầu thanh toán, khuyến cáo, cảnh báo rủi ro tranh chấp;

  • Soạn thảo công văn/thông báo đòi nợ: Ghi rõ số tiền nợ, kỳ hạn nợ, lãi suất và phí phạt (nếu có), yêu cầu bên nợ thanh toán.
  • Thể hiện sự nghiêm túc, làm cơ sở pháp lý: Trong trường hợp phải khởi kiện sau này, đây sẽ là một tài liệu chứng minh sự thiện chí và quá trình yêu cầu thanh toán.
  • Soạn văn bản khuyến cáo, cảnh báo rủi ro tranh chấp: để nhằm khuyến cáo việc tranh chấp sẽ xảy ra và hậu quả pháp lý của việc tranh chấp;

4. Áp dụng các biện pháp bảo đảm (nếu có)

  • Trường hợp có biện pháp bảo đảm: Thế chấp tài sản, cầm cố, bảo lãnh, bảo lưu quyền sở hữu… chủ nợ có quyền yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm, xử lý quyền sở hữu (nếu đã được quy định trong thỏa thuận).
  • Trường hợp chưa có biện pháp bảo đảm: Cân nhắc yêu cầu bên nợ bổ sung bảo lãnh hoặc tài sản bảo đảm nếu muốn gia hạn thời gian trả nợ; yêu cầu bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng hoặc của Bên thứ ba, của chính cổ đông, thành viên công ty, người đại diện pháp luật Công ty;

5. Bán nợ -Bán quyền tài sản là quyền đòi nợ (nếu cần)

Mua bán quyền đòi nợ không phải là một dịch vụ kinh doanh và không phải biến tướng của kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị cấm kinh doanh. Bản chất mua bán quyền đòi nợ là mua bán quyền tài sản được quy định tại Điều 450 Bộ luật dân sự.

6. Thuê luật sư, Công ty Luật giải quyết tranh chấp hợp đồng

  • Tư vấn pháp lý ban đầu, soạn thảo văn bản đòi nợ, thư cảnh báo, khuyến cáo hoặc yêu cầu bồi thường;
  • Đại diện đàm phán, hòa giải với bên còn lại;
  • Nộp đơn khởi kiện, thu thập tài liệu chứng cứ; tham gia tố tụng tại tòa án/ trọng tài (nếu cần).
  • Lưu ý chọn luật sư, Công ty Luật uy tín: Đảm bảo thực hiện theo quy định, tránh vi phạm pháp luật hoặc ảnh hưởng uy tín của Bên cho vay, bên bán hàng hoá/cung cấp dịch vụ;

7. Tự khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài (nếu có thỏa thuận)

  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện: Hợp đồng, giấy tờ liên quan (chứng từ giao dịch, biên bản bàn giao hàng hóa, chứng cứ thể hiện việc nhắc nợ…).
  • Lựa chọn tòa án có thẩm quyền: Nếu trong hợp đồng không có điều khoản trọng tài, chủ nợ nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân nơi bên nợ đặt trụ sở/chỗ ở.
  • Chọn phương thức trọng tài: Nếu hợp đồng có điều khoản giải quyết tranh chấp qua trọng tài thương mại, chủ nợ phải khởi kiện tại tổ chức trọng tài đã được chỉ định.

8. Yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu cần)

  • Khi khởi kiện: Chủ nợ có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản…) để đảm bảo khả năng thi hành án.
  • Điều kiện: Phải có căn cứ cho thấy nguy cơ tẩu tán tài sản hoặc bên nợ không có thiện chí trả nợ.

9. Thi hành án

  • Trường hợp chủ nợ thắng kiện: Tòa án ra bản án buộc bên nợ thanh toán. Nếu bên nợ không tự nguyện, yêu cầu cơ quan thi hành án sẽ cưỡng chế, kê biên tài sản để trả nợ.
  • Theo dõi quá trình thi hành án: Phối hợp với cơ quan thi hành án để đảm bảo việc cưỡng chế thu hồi nợ được thực hiện đầy đủ.

10. Biện pháp phòng ngừa rủi ro chậm trả nợ trong tương lai

  • Kiểm tra kỹ uy tín, năng lực tài chính của đối tác: Trước khi ký kết hợp đồng.
  • Quy định rõ ràng về phạt chậm trả và lãi suất: Thể hiện trong hợp đồng.
  • Cân nhắc sử dụng dịch vụ bảo lãnh, đặt cọc, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu: Hạn chế rủi ro không thu hồi được nợ.
  • Duy trì quan hệ thường xuyên với đối tác: Kịp thời nắm bắt khó khăn về tài chính để có giải háp hỗ trợ, tránh tình trạng nợ đọng lớn kéo dài.

Tóm lại

Để thu hồi nợ hoặc giảm thiểu rủi ro khi đối tác chậm thanh toán, chủ nợ cần rà soát hợp đồng, nhanh chóng liên hệ đàm phán, đồng thời chuẩn bị phương án pháp lý (khởi kiện, biện pháp bảo đảm, thuê luật sư, Công ty Luật…). Việc “mềm mỏng” nhưng vẫn kiên quyết, kết hợp biện pháp thương lượng cùng giải pháp pháp lý cứng rắn sẽ giúp chủ nợ đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình đòi nợ.

Lời khuyên: Việc yêu cầu thanh toán, thu hồi nợ phải phù hợp quy định pháp luật và đúng luật. Chủ nợ thông minh không chờ đợi - họ thường chủ động, phòng tránh ngay từ đầu bằng chiến lược pháp lý vững chắc và sự hỗ trợ của Luật sư, chuyên gia pháp lý ngay từ trước khi ký kết Hợp đồng.

Quý vị cần luật sư? Vui lòng liên hệ luật sư Phó Dũng ĐT: 0902198579 - 0889.596989, Email: dung.luatsu@opic.com.vn



Chat Zalo: 0902198579

Copyright © 2019 OPIC LAW All Right Reserved