Có thể nói, nhãn hiệu là một trong
những tài sản vô hình nhưng lại có một giá trị hữu hình đặc biệt lớn trong hoạt
động kinh doanh thương mại của mỗi doanh nghiệp. Theo luật Sở hữu trí tuệ Việt
Nam nhãn hiệu được hiểu là: dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của
các tổ chức, các nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng để phân biệt đó phải nhìn thấy
được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình không gian ba chiều
hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Dấu
hiệu nhìn thấy được có thể được bảo hộ là nhãn hiệu nếu dấu hiệu đó có khả năng
phân biệt, không lừa dối người tiêu dùng, và không có khả năng xung đột với các
quyền đã được xác lập sớm hơn của các đối tượng khác như nhãn hiệu, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý, hoặc kiểu dáng công nghiệp của chủ thể khác. Nhãn hiệu vẫn
được nhắc đến trong hoạt động kinh doanh theo một tên gọi khác là “thương hiệu”:
Tra cứu nhãn hiệu
Trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu,
doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu. Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm
xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được
đăng ký tại cơ quan sở hữu trí tuệ hay chưa? Sau đó chủ sở hữu cân nhắc quyết định
nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu. Việc tra cứu nhãn hiệu còn
góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không? Nếu
xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc
phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền. Tránh được thời gian sau
khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ sở hữu.
Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu:
Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần
cung cấp cho OPIC & ASSOCIATES :
OPIC & ASSOCIATES sẽ tư vấn
và tra cứu sơ bộ miễn phí cho Quý khách hàng. Trường hợp Quý khách hàng muốn
tra cứu chuyên sâu đánh giá cao nhất khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn
hiệu, OPIC & ASSOCIATES sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu.
Khi thực hiện việc tra cứu và đăng
ký nhãn hiệu thì việc lựa chọn đơn vị tư vấn là rất quan trọng, bởi chỉ các đơn
vị tư vấn là đại diện sở hữu trí tuệ mới thực sự là các đơn vị có chuyên môn và
kinh nghiệm để tư vấn, đánh giá tốt nhất khả năng đăng ký nhãn hiệu cũng như giải
quyết các vấn đề phát sinh liên qua đến phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu, từ chối
đơn đăng ký nhãn hiệu của Quý khách hàng trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn
hiệu tại Việt Nam.
Những ai có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?
Ai cũng có thể tiến hành đăng ký
nhãn hiệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Người nộp đơn đăng ký nhãn
hiệu có thể là :
Các bước thực hiện thủ tuc đăng ký nhãn hiệu Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Quý khách hàng cần chuẩn bị hồ
sơ như sau:
Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp
đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có
đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp
ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng
công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp
không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn
và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và
nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.
Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ
ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp
lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố
đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều
kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà
doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở
hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã
đăng ký.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng
đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu
mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại
quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ
nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ
phí cấp văn bằng.
Sau khi có quyết định cấp văn bằng,
Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Trên thực tế: thời gian xét nghiệm
đơn đăng ký nhãn hiệu từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng hoặc từ chối cấp
văn bằng thông thường kéo dài từ 15 – 18 tháng.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu đươc bảo hộ trong
vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Và được gia hạn không hạn chế khi kết thúc thời
hạn bảo hộ. Do vậy, doanh nghiệp được sở hữu nhãn hiệu và là tài sản đi cùng suốt
quá trình hoạt động của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp luôn gia hạn văn bằng bảo
hộ nhãn hiệu đúng quy định sau 10 năm hết hạn.
Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu của OPIC &
ASSOCIATES
Nếu bạn cần thêm thông tin để biết OPIC &
ASSOCIATES có thể hỗ trợ bạn về những vấn đề Tư vấn pháp lý thường
xuyên, xin vui lòng liên hệ với các luật sư thành viên của OPIC &
ASSOCIATES.
Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ
Luật Sư Nguyễn Phó Dũng
Phone : (+ 84-4) 7309 8686
Mobile : ( + 84-9 ) 02 198 579
Email: luatsu@opic.com.vn
Hotline: 1900 6577
Copyright © 2019 OPIC LAW All Right Reserved