Làm sao để phòng tránh rủi ro trong đầu tư bất động sản?
Nếu như bạn đã từng
nghe về những vụ tranh chấp, những rủi ro pháp lý từ chính sách khiến cả dự án
tỉ đô bị ngưng trệ? Hay những bản hợp đồng được ký kết trong vội vã, ký kết với
niềm tin, tưởng chừng như vô hại nhưng lại trở thành rủi ro, “chiếc bẫy” pháp
lý khiến nhà đầu tư, doanh nghiệp lao đao? Đã bao giờ bạn tự hỏi, những kiến thức,
kinh nghiệm đầu tư dầy dặn mà mình có đã thực sự hiểu hết những rủi ro ẩn nấp
trong từng thương vụ đầu tư?
Những nhà đầu tư,
doanh nhân vĩ đại không chỉ biết nắm bắt cơ hội mà còn biết phòng tránh những rủi
ro, những sai lầm chết người.
Bạn có thể là bậc
thầy đàm phán, một chiến lược gia xuất sắc, bạn có thể tinh thông nghệ thuật
thương thuyết nhưng nếu bạn không am hiểu luật lệ, bạn chỉ đang đặt cược
vào may rủi. Luật lệ không thể lơ là, và
thị trường không dành cho những kẻ mơ hồ. Đó là lý do vì sao những nhà
đầu tư thực thụ không chỉ tìm kiếm cơ hội, mà còn trang bị cho mình một tấm
khiên pháp lý vững chắc để gia tăng tài sản, bảo vệ tài sản và danh tiếng của
mình. Bạn muốn nắm luật lệ, nắm rủi ro pháp lý, bán muốn làm chủ cuộc chơi hay
bị cuốn vào vòng xoáy rủi ro pháp lý, tranh chấp, kiện tụng hay đối đầu với kiện
tụng? Bạn muốn nắm giữ sức mạnh của kiến thức pháp lý hay mãi mãi loay hoay
trong sợ hãi?
Vậy làm sao để phòng
tránh rủi ro pháp lý trong đầu tư bất động sản? Dưới đây là một số điểm cốt lõi
mà nhà đầu tư nên quan tâm:
- Kiểm tra tính
minh bạch về quyền sở hữu và giấy tờ pháp lý
- Hiểu rõ pháp
lý từng bất động sản dự kiến đầu tư
- Xác thực dự
án hoặc bất động sản đó có đầy đủ giấy tờ, như Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất (Sổ đỏ/Sổ hồng), giấy phép xây dựng, giấy phép chuyển nhượng…
- Kiểm tra xem
quyền sở hữu có bị thế chấp, tranh chấp, kê biên hay thuộc diện quy hoạch
treo hay không.
- Chỉ giao dịch
với người chủ sử dụng đất và người đồng sở hữu, không nên chỉ tin tưởng
giao dịch qua ủy quyền;
- Quy hoạch, mục
đích sử dụng đất và quy định xây dựng
- Tìm hiểu rõ
bất động sản đó nằm trong loại quy hoạch nào (quy hoạch đô thị, quy hoạch
công nghiệp, đất nông nghiệp hay đất ở...).
- Mục đích sử
dụng đất và giấy phép xây dựng (nếu là dự án nhà ở hoặc công trình) phải
hợp pháp, phù hợp với mong muốn khai thác đầu tư.
- Loại đất, thời
hạn sử dụng, quyền của người sử dụng đất được thực hiện.
- Pháp lý dự án
(nếu là dự án do chủ đầu tư phát triển)
- Thông tin về
chủ đầu tư: uy tín, năng lực tài chính, tiến độ bàn giao dự án trong quá
khứ…
- Hồ sơ pháp
lý dự án: quyết định giao đất, quyết định phê duyệt quy hoạch, giấy phép
xây dựng, giấy phép bán nhà hình thành trong tương lai (nếu có)…
- Xây dựng cấu
trúc giao dịch, Hợp đồng và điều khoản giao dịch
- Xác định cấu
trúc giao dịch, các bước giao dịch, đặt cọc, hoàn thành điều kiện tiên
quyết để đặt cọc, chuyển nhượng…
- Hợp đồng mua
bán hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, văn bản công chứng và các phụ lục
kèm theo (nếu cần).
- Điều khoản
thanh toán, lãi phạt, cam kết tiến độ xây dựng (nếu mua dự án), quyền và
nghĩa vụ của các bên…
- Hợp đồng chuyển
nhượng phải được công chứng, chứng thực;
- Tuân thủ quy
định pháp luật chuyên ngành
- Luật Đất
đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, cùng các nghị định, thông
tư hướng dẫn liên quan.
- Trường hợp bất
động sản là căn hộ hình thành trong tương lai, cần chú ý quy định về việc
huy động vốn, tiến độ thanh toán, bảo lãnh ngân hàng…
- Tìm hiểu
thông tin qua cơ quan chức năng
- Để chắc chắn,
nên tra cứu thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai, UBND địa phương hoặc
sở xây dựng để biết tình trạng pháp lý và quy hoạch, dự án; tranh chấp;
- Kiểm tra việc
chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu trước đó đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất
(tiền sử dụng đất, thuế liên quan) hay chưa;
- Tham vấn luật
sư và chuyên gia đồng hành
- Nhà đầu tư
thông minh không chờ rủi ro xảy ra mới tìm cách khắc phục – họ phòng
tránh ngay từ đầu bằng chiến lược vững chắc và sự hỗ trợ của chuyên gia
pháp lý.
- Trong bất kỳ
giao dịch bất động sản nào, nếu chưa thực sự hiểu rõ tốt nhất bạn nên tham
vấn luật sư, chuyên gia. Nếu bạn đầu số vốn lớn hoặc dự án phức tạp, thì đừng
bao giờ bỏ qua bước tham vấn ý kiến luật sư, chuyên viên pháp lý để đánh
giá rủi ro, xây dựng cấu trúc giao dịch…
- Việc này
giúp giảm thiểu sai sót, lỗ hổng pháp lý không lường trước được. Phòng tránh
rủi ro pháp lý thay vì giải quyết hậu quả. Bởi hậu quả của việc sai pháp
lý là vô cùng lớn.
8.
Tham gia các khóa học chuyên sâu về bất động sản, pháp
lý bất động sản
- Đầu tư bất động
sản không chỉ là việc mua và bán mà còn là một nghệ thuật và khoa học đòi
hỏi kiến thức chuyên sâu về pháp lý, tài chính, thị trường và chiến lược
kinh doanh. Một khóa học chuyên sâu giúp nhà đầu tư có nền tảng vững chắc
để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
- Một nhà đầu
tư thông minh là người có kiến thức vững vàng, chiến lược rõ ràng và
không đầu tư theo cảm tỉnh.
- Thay vì mất
tiền vì thiếu hiểu biết, hãy đầu tư vào tri thức để nắm chắc phần thắng
trong tay.
- Nếu bạn đang
có ý định đầu tư bất động sản, một khóa học chuyên sâu sẽ giúp bạn đi
nhanh hơn, tránh rủi ro và đạt lợi nhuận bền vững hơn.
Vì vậy việc hiểu
rõ làm sao để phòng tránh rủi ro pháp lý trong đầu tư bất động sản không chỉ
giúp nhà đầu tư tránh được tranh chấp hoặc rủi ro sau này, cũng đối diện với
tranh chấp ra sao mà còn tạo nền tảng vững chắc để việc mua bán, chuyển nhượng
hay phát triển dự án diễn ra thuận lợi, đúng quy định pháp luật và vận dụng tối
đa quý định pháp luật vào mục đích và nhu cầu của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc
hoặc nghi ngại nào, nhà đầu tư nên tiến hành kiểm tra hoặc tham khảo ý kiến Luật
sư, chuyên gia trước khi chính thức ký kết, xuống tiền.
Lời khuyên: Mỗi loại bất động
sản đều có những đặc thù riêng, cần có chiến lược đầu tư và chiến lược pháp lý.
Tham gia một khóa học hoặc hợp tác với một luật sư chuyên nghiệp ngay từ đầu
giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc xử lý rủi ro khi tranh chấp xảy
ra. Không có thương vụ bất động sản nào "chắc chắn thắng", nhưng có
thể giảm thiểu rủi ro tối đa nếu kiểm soát tốt pháp lý, tài chính và thị trường.
Nhà đầu tư thông minh không chờ rủi ro xảy ra mới tìm cách khắc phục – họ phòng
tránh ngay từ đầu bằng chiến lược vững chắc và sự hỗ trợ của chuyên gia pháp lý.
Bạn cần luật sư? Liên hệ luật sư Phó Dũng ĐT: 0902198579 - 0889.596989, Email: dung.luatsu@opic.com.vn
Những điểm mới trong luật tạm giữ, tạm giam
Tháng Ba 22, 2019