Trong
bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ, quảng cáo không chỉ là công cụ bán
hàng mà còn là công cụ xây dựng niềm tin thương hiệu. Tuy nhiên, không ít chiến
dịch quảng cáo “sáng tạo quá đà” đã vượt khỏi ranh giới pháp lý và đạo đức, dẫn
đến hậu quả nghiêm trọng - từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình
sự. Một trong những ranh giới mỏng manh đó là giữa quảng cáo “minh họa” hợp
pháp và quảng cáo “gian dối” vi phạm.
1. Quảng cáo “minh họa” hợp pháp là gì?
Là hình thức quảng cáo sử dụng hình ảnh, lời lẽ, tình huống mô phỏng, tượng trưng để tạo cảm xúc, thu hút khách hàng nhưng không làm sai lệch bản chất thật của sản phẩm/dịch vụ.
Căn cứ pháp lý:
2. Quảng cáo “gian dối” là gì?
Là hình thức quảng cáo cố ý đưa thông tin sai sự thật, gây hiểu lầm nghiêm trọng nhằm dẫn dắt người tiêu dùng mua sản phẩm không đúng với chất lượng hoặc bản chất thật.
Căn cứ pháp lý:
3. So sánh giữa quảng cáo “minh họa” hợp pháp và quảng cáo “gian dối” vi phạm pháp luật
Tiêu chí |
Quảng cáo “Minh họa” (Hợp pháp) |
Quảng cáo “Gian dối” (Vi phạm) |
Mục đích sử dụng hình ảnh/slogan, Thông điệp chính |
Nhằm tạo cảm xúc, thu hút thị giác, giới thiệu mùi vị, công dụng hoặc đặc tính mang tính tượng trưng. Gợi hình ảnh tượng trưng, khẩu vị, cảm xúc, “đẹp như mơ” |
Tuyên bố thông tin sai sự thật, cố ý làm khách hàng tin vào điều không có. Nhằm làm người tiêu dùng hiểu sai về thành phần, công dụng, chất lượng thật của sản phẩm. |
Độ chính xác về thông tin |
Có ghi rõ thông tin thực tế: "vị tôm", "hương vị bò hầm", "hình ảnh minh họa", hoặc có chú thích rõ ràng “hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa”, sản phẩm này không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh… |
Cố tình đưa thông tin không đúng như: “Có chứa yến sào thật”, “Trị khỏi bệnh”, “Làm trắng da vĩnh viễn”… trong khi sản phẩm không có các yếu tố đó. Không có căn cứ khoa học, không chứng minh được khi bị yêu cầu |
Tác động đến nhận thức khách hàng |
Gây hiệu ứng cảm xúc tích cực, nhưng không làm thay đổi bản chất quyết định mua. |
Khiến khách hàng tin vào điều không đúng để đưa ra quyết định mua sai lầm. |
Căn cứ pháp lý |
Được chấp nhận theo Luật Quảng cáo 2012 nếu không gây nhầm lẫn; Luật Bảo vệ người tiêu dùng nếu cung cấp thông tin trung thực |
Bị cấm theo Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, Điều 10 Luật BVQLNTD 2010 và có thể bị xử phạt theo Điều 197, 198 BLHS nếu gây thiệt hại. |
Ví dụ minh họa |
Mì “vị tôm chua cay” có hình tôm to, ghi rõ “không có tôm thật” hoặc “hương tôm nhân tạo”. - Sữa “hương vị dâu”, có chú thích rõ thành phần không chứa trái cây thật |
Kẹo giảm cân quảng cáo có thể thay thế bữa ăn, giảm 5kg/tuần, nhưng thực tế không có tác dụng như vậy. - Dược phẩm không được cấp phép nhưng quảng cáo chữa khỏi ung thư. Thực phẩm chức năng nhưng quảng cáo như thuốc chữa bệnh |
Rủi ro pháp lý |
Không bị xử phạt nếu có chú thích rõ, hình ảnh minh họa không đánh lừa người tiêu dùng. |
Bị xử phạt hành chính nặng (theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP), thậm chí bị truy cứu hình sự (Điều 197, 198, 193 BLHS). |
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quảng cáo |
Cần rà soát kỹ nội dung quảng cáo, có tư vấn pháp lý để đảm bảo “minh họa” không biến thành “gian dối”. |
Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, kể cả người làm quảng cáo, người phát hành và người đại diện sản phẩm. |
4. Một số ví dụ thực tế
Quảng cáo minh họa – hợp pháp:
Đây là hình thức minh họa phổ biến, miễn là có ghi rõ thành phần, không gây nhầm lẫn nghiêm trọng.
Quảng cáo gian dối – vi phạm:
5. Doanh nghiệp cần làm gì để “quảng cáo đúng – không rủi ro”?
Trong kinh doanh hiện đại, “sáng tạo không đồng nghĩa với gian dối”. Quảng cáo minh họa hợp pháp hoàn toàn có thể tạo ra giá trị cảm xúc mạnh mẽ, mà vẫn giữ được uy tín và trách nhiệm pháp lý. Nhưng một bước quá đà sang vùng “gian dối”, doanh nghiệp có thể phải trả giá bằng thương hiệu, tài chính, thậm chí là hình sự. Đường ranh mỏng – giá phải trả không hề nhỏ.
Để được tư vấn chi tiết, phù hợp với tình huống thực tế, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ luật sư của Luật OPIC. Luật OPIC sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong xây dựng chiến dịch truyền thông an toàn pháp lý – hiệu quả thương mại. Liên hệ Luật sư OPIC ngay, ĐT, Zalo: 0902198579 – 0889.596989
Bài viết này do Luật OPIC biên soạn, nhằm mục đích cung cấp thông tin tham khảo về quy định pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nội dung bài viết không được xem là tư vấn pháp lý chính thức cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào.
Mọi trích dẫn, sử dụng lại nội dung bài viết cần ghi rõ nguồn Luật OPIC.
Copyright © 2019 OPIC LAW All Right Reserved
Những điểm mới trong luật tạm giữ, tạm giam
Tháng Ba 22, 2019