Câu
hỏi: Có quyền yêu cầu chia thừa kế QSDĐ có nhà từ đường, nhà thờ họ hay không?
Trả
lời:
Nhà từ từ
đường hay còn gọi là nhà thờ là công trình chuyên dụng dành riêng cho mục đích
thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hề dòng của cha.
Nhà từ đường là một trong những nét văn hóa phổ biến của người Việt tại khu
đồng bằng và trung du Bắc bộ, Trung bộ. Chi họ lớn, sau khi đã phân chi thì nhà
thờ của dòng trưởng nam sẽ là nơi thờ phụng từ đời ông Thủy tổ, nơi giữ gia phả
gốc. Các nhánh họ khác đều có nơi thờ cúng riêng từ đời ông tổ chi trưởng, gọi
là nhà thờ chi họ hay cửa họ.
Theo quy định tại điều 211 BLDS 2015 thì:
Điều 211. Sở hữu chung của cộng đồng
2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định
đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng
đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất
không phân chia.
Khoản 5 Điều 100 Luật
đất đai 2013 quy định : "Cộng
đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường,
nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 Luật Đất đai
2013 và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất
xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."
Điều 160
Luật đất đai 2013 quy định:
1. Đất tín ngưỡng bao
gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
Điều 645
BLDS năm 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng:
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng
vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho
người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu
người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của
những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào
việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý
di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã
chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di
sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để
thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản
dùng vào việc thờ cúng.
Như
vậy, về nguyên tắc thì nhà từ đường là coocng trình của tập thể nên do các
thành viên của tập thể đồng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa
thuận hoặc theo tập quán, dựa trên quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
Đây là loại tài sản chung hợp nhất không được phép phân chia. Do vậy, không có
quyền yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng đất có nhà từ đường, nhà thờ họ.
Lưu
ý:
- Đối với nhà vừa để ở
vừa để làm nơi thờ cúng thì vẫn có thể phân chia để xem xét công sức quản lý,
duy trì, tôn tạo ngôi nhà đó.
- Trong trường hợp việc
thờ cúng không được thực hiện thì tham khảo, vận dụng Nghị uqyeets số 02/HHĐTP
ngày 19/10/1990 của HĐTPTANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh
thừa kế để giải quyết.
Nguồn: Sách 100 câu hỏi
giải quyết tranh chấp về thừa kế tại Tòa án của Thẩm phán Chu Xuân Minh.
Copyright © 2019 OPIC LAW All Right Reserved